• Array
      (
          [id] => 274346
          [title] => Mô hình kinh doanh quán trà
          [short] => Khi thị trường quán trà sữa đang dần trở nên bão hòa với các thương hiệu tương đối giống nhau, người dùng dần tìm kiếm một phong vị mới mẻ hơn cho những cuộc hẹn của mình thêm nhiều thú vị. Lúc này, các quán trà hoa xuất hiện như một gương mặt đầy triển vọng trong thị trường F&B vì phong cách không trộn lẫn của mình.
          [details] => Hôm nay, Greenhills sẽ cùng bạn tìm hiểu xem bí quyết kinh doanh quán trà nằm ở đâu, để người dùng thật sự quay lại và yêu mến tách trà hoa và biến quán trà trở thành xu hướng kinh doanh nổi bật trong năm 2019.
      bí quyết kinh doanh quán trà
      Mô hình quán trà hoa đang dần trở thành xu hướng kinh doanh nổi bật trong năm 2019
      CHỐN DỪNG CHÂN CỦA TẤT CẢ NHỮNG TRÁI TIM VỘI VÃ
      Trà hoa ngày nay, như một cô gái vừa tài giỏi, duyên dáng và ngoan hiền, đang bước đi tự tin giữa những lời chào đón ngọt ngào của thời đại. Trà hoa đã và đang vươn mình mạnh mẽ giữa nhịp sống bộn bề, trở thành một nơi ủi an cho những trái tim vội vã đang chật vật sống cùng với dòng chảy không ngừng của xã hội.
      Dường như, người ta đã “ngán” những điểm tô bề ngoài hay lời hoa ong bướm, chán ngấy vị ngọt hóa học của những món uống đỏ xanh, sợ sự vội vã của những quán nước phục vụ mang đi hay những tiếng nhạc xập xình bắt theo xu hướng. Giữa thời đại mà ai cũng tất bật với công việc và những áp lực mỗi ngày của mình, điều người ta cần sau phút giây căng thẳng chỉ đơn giản là sự cân bằng và tĩnh lặng.
      bí quyết kinh doanh quán trà
      Quán trà hoa – Chốn dừng chân của tất cả những trái tim vội vã.
      Vì thế, một cách tự nhiên và âm thầm, các quán trà hoa lại trở thành chốn dừng chân tuyệt diệu của tất cả những trái tim vội vã.
      LÀM SAO ĐỂ CHỌN NGUYÊN LIỆU TRÀ HOA TỐT – BÍ QUYẾT KHÔNG PHẢI CHỦ QUÁN NÀO CŨNG BIẾT
      Vì thế, các quán trà hoa bắt đầu xuất hiện nhiều hơn với rất nhiều kiểu kiến trúc đa dạng và khác biệt. Những quán trà mang phong cách Hàn, Đài hay Nhật đều trở thành góc nhỏ của nét văn hóa đặc trưng của nước đó giữa lòng phố thị, kích thích trí tò mò và thu hút nhiều bạn trẻ tìm đến để check-in.
      bí quyết kinh doanh quán trà
      Các quán trà hoa bắt đầu xuất hiện nhiều hơn với rất nhiều kiểu kiến trúc đa dạng và khác biệt.
      Tuy nhiên, không phải quán trà nào sở hữu vẻ ngoài bắt mắt cũng tồn tại lâu dài, nguyên nhân đến từ chính tách trà hoa đã không đủ sức giữ chân người thưởng thức. Bạn không thể chỉ sơn vẽ bên ngoài hay tô điểm lời quảng cáo khắp nơi mà lại sơ sài trong chính nguyên liệu trà hoa, thứ duy nhất và cuối cùng để chinh phục trọn vẹn trái tim khách hàng.
      bí quyết kinh doanh quán trà
      Không phải quán trà nào sở hữu vẻ ngoài bắt mắt cũng tồn tại lâu dài, nguyên nhân đến từ chính tách trà hoa đã không đủ sức giữ chân người thưởng thức. 
      Chọn quán trà làm nơi gặp gỡ hàn huyên hay lặng yên một mình, ai cũng cần một hương vị trà hoa thuần khiết và chất lượng. Điều đó buộc chủ quán trà phải lao đao chọn một nơi cung cấp nguyên liệu trà hoa chất lượng, nhất là khi thị trường nguyên liệu trà hoa chưa được phát triển rộng rãi như hiện nay, chủ quán vẫn phải băn khoăn về việc mua nguyên liệu trà hoa ở đâu, để rồi sai lầm đặt niềm tin vào những nhà cung cấp trà hoa không đạt chuẩn.
      Vì vậy, bí quyết duy nhất trong việc kinh doanh quán trà hoa nằm ở chất lượng của nguyên liệu trà hoa. Sở hữu một nhà cung cấp trà hoa uy tín thì bạn đã nắm trong tay một bí kíp hiệu quả để phát triển quán trà của mình giữa biết bao đối thủ khác, thúc đẩy kinh doanh và giữ chân khách hàng lâu dài cùng quán trà hoa của mình.
      bí quyết kinh doanh quán trà
      Bí quyết duy nhất trong việc kinh doanh quán trà hoa nằm ở chất lượng của nguyên liệu trà hoa.
      Ở thành phố Hồ Chí Minh, Lục Lam được biết đến như một nhà sản xuất và cung cấp trà hoa đạt chuẩn, với đa dạng hương trà hoa được nghiên cứu chuyên sâu và mang đậm dấu ấn của tách trà hoa hiện đại. Cùng với đó, việc kết hợp các thành phần thảo mộc và tạo nên một giá trị dinh dưỡng cao trong từng vị trà hoa cũng được khách hàng đánh giá cao ở Lục Lam. Tách trà hoa không chỉ để nhâm nhi mà còn giúp bồi dưỡng và phục hồi sức khỏe người dùng.
      bí quyết kinh doanh quán trà 
      Lục Lam được biết đến như một nhà sản xuất và cung cấp trà hoa đạt chuẩn, với đa dạng hương trà hoa được nghiên cứu chuyên sâu và mang đậm dấu ấn của tách trà hoa hiện đại.
      Thú uống trà vẫn luôn nằm trong tiềm thức của người Việt, giờ đây đã được khơi dậy một lần nữa bởi sự xuất hiện tuyệt vời của trà hoa. Để vực dậy nét đẹp của văn hóa thưởng trà và giúp trà hoa trở thành một thức uống mang lại nhiều giá trị hơn nữa với mọi người, chủ quán trà hoa cần phải cẩn trọng trong việc chọn lựa nhà cung cấp nguyên liệu trà hoa uy tín, là bí quyết vàng để phát triển quán trà hoa của mình ở thị trường đang nhăm nhe có nhiều đối thủ.
       
      Source: Lục Lam [thumb] => uploadv2/web/17/17383/news/2021/12/18/07/23/1639819679_picture1.png [img] => uploadv2/web/17/17383/news/2021/12/18/07/23/1639819679_picture1.png [href] => https://hillswe.com/mo-hinh-kinh-doanh-quan-tra-hoa-1-2-274346.html [view] => 268 [create_time] => 16:28:00 18-12-2021 [sort] => 0 [cat_id] => ,62805, [author] => [province_id] => Array ( ) [cookie_province] => )
    • 268
    • Array
      (
          [id] => 274344
          [title] => Startup thành công với mô hình tiệm trà & bánh
          [short] => Mô hình kinh doanh tiệm trà và bánh kết hợp là một ý tưởng thú vị. Không chỉ giúp bạn thu về lợi nhuận tốt mà còn tạo ra được dấu ăn riêng trong thời buổi trà sữa lên ngôi. Vậy tại sao bạn lại kinh doanh mô hình kết hợp này thay vì đi theo “trào lưu” kinh doanh trà sữa? Trong bài viết sau đây, cùng tìm hiểu những lý do mà bạn nên star-up với mô hình này và cả những điều cần lưu ý nhé.
          [details] => Bằng hình thức kinh doanh kết hợp giữa trà và bánh ngọt, một kiểu tiệc trà rất được ưa chuộng bởi không chỉ mới mẻ mà còn đem tới cảm hứng cho người thưởng thức. Mô hình kinh doanh này còn khá mới tại Việt Nam, tạo nên một thị trường đầy tiềm năng, việc kinh doanh kết hợp giúp bạn tiết kiệm được chi phí quảng cáo!
      tiệc trà theo phong cách châu âuTiệc trà theo phong cách châu Âu với ấm chén bạc, dùng kèm với bánh ngọt và một ít đồ ăn nhẹ.
       
      Văn Hóa Thưởng Trà, Dùng Bánh
      Đầu tiên, để kinh doanh mô hình này bạn nên tìm hiểu qua về văn hóa thưởng trà, dùng bánh để nảy ra những ý tưởng kinh doanh độc lạ.
      Tiệc trà chiều theo phong cách châu Âu, bắt nguồn từ giới quý tộc Anh, trà và bánh được dùng cùng nhau vào mỗi buổi chiều đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực độc đáo, lan tỏa tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mô hình này hiện đang rất thu hút, đặc biệt là giới trẻ, những người ham thích khám phá những điều mới mẻ.
      “Trong cuộc sống có rất ít giây phút dễ chịu như những khoảnh khắc dành riêng cho buổi tiệc trà chiều” – Nhà văn nổi tiếng người Mỹ, Henry James từng nói. Hiện nay, tiệc trà không quá phức tạp, mọi người thường dùng trà và bánh để kỷ niệm một sự kiện đặc biệt như sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, họp mặt bạn bè… Trà Anh có nhiều hương vị, phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng khác nhau, đi kèm với các loại bánh ngọt hoặc sandwich ăn nhẹ sẽ giúp bạn mở rộng phạm vi khách hàng. Chính vì lý do này, khả năng strarup thành công của bạn rất cao nếu bạn biết tận dụng những đặc điểm lạ biệt trong việc kinh doanh mô hình tiệm trà và bánh.
      mô hình kinh doanh tiệm bánh và tràMô hình kinh doanh tiệm trà và bánh theo phong cách Châu Âu.
      Ngoài ra, có một đất nước là người Việt Nam dành nhiều sự ngưỡng mộ từ trong văn hóa giao tiếp, làm việc, đến những nét văn hóa đời thường như thưởng trà, ăn bánh – Nhật Bản. Đất nước mặt trời mọc luôn gợi lên những điều thi vị từ văn thơ, cho đến ẩm thực.
      Tại đất nước mặt trời mọc, hương vị trà hay cụ thể là matcha rất được yêu thích. Hơn ai hết, tại Nhật Bản có truyền thống thưởng thức trà khá phức tạp, điều này tạo nên sự tò mò cho tất thảy người nước ngoài. Bạn có thể sử dụng hình thức trà và bánh ngọt kiểu Nhật bản để thu hút khách hàng. Các dòng matcha cũng khá đa dạng, từ đơn giản như Matcha Iced kèm với kem viên hoặc đậu đỏ, Matcha Latte, Matcha Blend,… đều mang hương vị độc đáo.
      matcha rất được yêu thíchCác dòng thức uống từ matcha rất được yêu thích
      Bên cạnh đó, để mô hình trà bánh trở nên mới mẻ, bạn có thể bán song song các dòng trà hiện đại như trà đào, trà vải, trà dưa hấu,… để thu hút thêm các đối tượng khách hàng yêu thích sự hiện đại.
      Những Lưu Ý Khi Kinh Doanh Mô Hình Trà – Bánh
      Để thu hút khách hàng, bạn không chỉ đầu tư bước đầu như địa điểm cho phòng trà, không gian thưởng trà, chất lượng trà và bánh ngọt, nhất định bạn phải không ngừng cải tiến hình thức và chất lượng sản phẩm.
      Trước hết, bạn cần xác định rõ phong cách của quán mình, những gợi ý thú vị như:
      Phong cách tiểu thư: Với phong cách này, bạn tận dụng những vật dụng dễ thương để trang trí quán như gấu bông, hoa, và phối màu xinh xắn. Cùng với phong cách này là những vật dụng dùng để uống trà, ăn bánh cũng có hình dáng xinh đẹp, đáng yêu.
      Phong cách kiểu châu Âu: Tiệc trà kiểu châu Âu gợi nhớ một thời kỳ vàng son, thời của bậc quý tộc. Bạn cần đầu tư về không gian lẫn cả những bộ bình tách đẹp, hơi hướm cổ điển. Phong cách này tạo được ấn tượng mạnh cho khách hàng, bạn sẽ phục vụ những loại bánh ngọt đa dạng cùng với các vị trà độc đáo. Tuy nhiên, chi phí đầu tư sẽ khá lớn và thời gian thu hồi vốn tương đối dài. Ngược lại, bạn có thể bán được với giá cao, xứng đáng với chất lượng dịch vụ.
      Phong cách Nhật Bản: Mở một quán trà – bánh kết hợp theo phong cách Nhật Bản bạn không cần quá đầu tư về không gian, bởi không gian trà Nhật tương đối mộc mạc. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý giữ cho không gian thoải mái, thoáng mát. Các hương vị matcha cũng cần lưu ý, bạn có thể kinh doanh matcha đá xay, kem matcha, matcha latte,… Các vật dụng đi kèm cần có sự tinh tế, nhất là khi kết hợp các loại trà và bánh ngọt.
      trà bánh phong cách nhậtTrà – bánh theo phong cách Nhật Bản đầy ý nhị là một gợi ý kinh doanh khá độc đáo
      Sau khi đã xác định được phong cách của quán, bạn cần tìm một địa điểm phù hợp, nguồn cung cấp nguyên liệu uy tín. Xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh chi tiết từ việc lên ý tưởng cho menu, đến cách trang trí cho quán bắt mắt.
      Trong mô hình kinh doanh trà – bánh, bạn nên chú ý đến những vị trà lạ, đem đến sự sảng khoái, thư giãn và tốt cho sức khỏe. Những vị trà từ thảo mộc, trà trái cây chắc chắn sẽ thu hút mọi người, tuy nhiên hãy lưu ý kết hợp với những nguyên liệu khác để tạo nên vị thanh tao, dễ uống nhé.
      Để việc kinh doanh tốt, bạn nên là người chủ động trong pha chế và làm bánh, vừa để tiết kiệm nhân công lúc đầu, vừa giúp kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Hãy tìm cho mình một địa chỉ uy tín để bó túi những bí kíp pha chế và làm bánh độc đáo, giúp ích cho mô hình kinh doanh này.
      Hy vọng bài viết trên đây cung cấp cho bạn thông tin thú vị để tự xây dựng cho mình một ý tưởng kinh doanh mô hình quán trà và bánh như ý.

      Source:dayphache.edu.vn [thumb] => uploadv2/web/17/17383/news/2021/12/18/07/03/1639818493_feat-quy-tac-thuong-tra-main.jpg [img] => uploadv2/web/17/17383/news/2021/12/18/07/03/1639818493_feat-quy-tac-thuong-tra-main.jpg [href] => https://hillswe.com/starup-thanh-cong-voi-mo-hinh-tiem-tra-banh-ket-hop-1-2-274344.html [view] => 262 [create_time] => 16:08:14 18-12-2021 [sort] => 0 [cat_id] => ,62805, [author] => [province_id] => Array ( ) [cookie_province] => )
    • 262
    • Array
      (
          [id] => 263373
          [title] => Tách cà phê giá nửa triệu đồng
          [short] => Ở Mỹ, người tiêu dùng đang tò mò với loại cà phê đặc biệt mới du nhập có giá đắt nhất thế giới - 30 USD một tách nhỏ.
          [details] => Từ Indonesia, trào lưu cà phê Kopi Luwak đang trở thành một hiện tượng tại New York thời gian gần đây. Người Mỹ quan tâm tới cà phê này không chỉ vì mức giá đắt đỏ, mà còn về nguồn gốc thú vị của nó.
      


      Những chú chồn có vai trò hết sức quan trọng trong việc sản xuất ra loại cà phê đắt đỏ này. Ảnh: france24.com

      Kopi Luwak cũng được làm từ hạt cà phê nhưng phải trải qua một công đoạn chế biến đặc biệt, với sự trợ giúp của những chú chồn. Những người làm cà phê cho biết, đầu tiên họ cho chồn ăn hạt cà phê, sau đó thu hoạch phân của chúng và nhặt ra từng hạt cà phê lẫn trong đống phân đó. Chất axit trong dạ dày của chồn sản xuất ra một loại men khiến hạt cà phê trở nên thơm ngon hơn. Tiếp đến, nhà sản xuất sẽ tiến hành làm sạch và rang cà phê.

      Cà phê chồn Kopi Luwak: "Thơm ngon đến giọt cuối cùng". Ảnh: amusingplanet.com

      Chính vì cách chế biến cầu kỳ như trên, giá một kg cà phê chồn có thể lên đến 440 USD theo hãng tin AP. Một số cửa hàng trực tuyến còn rao bán loại hảo hạng lên tới 600 USD một kg, theo tờ Jarkata Globe. Mỗi năm, chỉ có khoảng 450 kg cà phê chồn được sản xuất trên thế giới, chủ yếu từ Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, mới đây những người đứng đầu nhà thờ Hồi giáo ở Indonesia cho biết, họ có thể sẽ cấm uống loại cà phê này vì nguồn gốc "không sạch sẽ".

      Mặc dù vậy, Tổng thống Indonesia có quan điểm khác về cà phê chồn. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Australia Kevin Rudd hồi tháng 3 vừa rồi, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã tặng ông một hộp cà phê chồn làm quà.

      Ở Mỹ, mỗi tách cà phê chồn có giá khoảng 30 USD. Nhà hàng Lobby Lounge tại khách sạn Intercontinental Hong Kong bán với giá 165 đôla Hong Kong, tương đương 21 USD một cốc. Nhà hàng trong khách sạn Four Seasons của Pháp bán cà phê chồn, một cốc 30 USD.

      Những người đã trải nghiệm loại cà phê này nhận xét Kopi Luwak có vị thơm ngon khác thường, ngọt đắng nhẹ. Nếu thêm từng chút đường một cho đến khi màu cà phê chuyển thành nâu vàng, tách cà phê còn thoang thoảng hương vị socola dịu nhẹ. [thumb] => uploadv2/web/16/16749/news/2021/01/25/09/45/1611539265_artboard-18-copy.png [img] => uploadv2/web/16/16749/news/2021/01/25/09/45/1611539265_artboard-18-copy.png [href] => https://hillswe.com/tach-ca-phe-gia-nua-trieu-dong-1-2-263373.html [view] => 471 [create_time] => 16:18:04 03-11-2017 [sort] => 0 [cat_id] => || [author] => [province_id] => Array ( ) [cookie_province] => )
    • 471
    • Array
      (
          [id] => 263377
          [title] => Bùng nổ chuỗi cà phê
          [short] => Cạnh tranh khốc liệt, giá mặt bằng đắt đỏ nhưng các chuỗi cà phê ngoại và nội vẫn không ngừng ra đời, gia tăng số lượng cửa hàng để đánh chiếm thị phần.
          [details] => Tại các quán cà phê Coffee Bean & Tea Leaf hay Starbucks, McCafe… ở quận 1, TP HCM, người có thói quen uống cà phê khu vực này luôn trong tình trạng không đủ chỗ ngồi.

      Nhân viên phục vụ một cửa hàng Coffee Bean & Tea Leaf cho biết, lượng khách tại đây luôn ổn định từ khi khai trương đến nay. Đặc biệt, vì nằm ngay vị trí ra vào của trung tâm thương mại nên vào ngày cuối tuần, khách quen thường phải gọi điện đặt chỗ trước.

      Cũng đón khách miệt mài, nhân viên Starbuck tại đường Lê Lợi cho hay, cửa hàng không chỉ tiếp đón khách ngoại quốc mà khách Việt cũng đến rất đông. Nhiều lúc cửa hàng phải tăng công suất phục vụ mới đáp ứng nhu cầu.

      Cũng chính vì lượng khách đến cửa hàng ngày càng đông, việc bành trướng của các hãng cà phê ngoại này ngày càng “thần tốc”.

      Khi mới bắt đầu vào thị trường Việt Nam, The Coffee Bean & Tea Leaf khá vất vả, tuy nhiên, tới nay đơn vị này đã có 13 cửa hàng tại TP HCM và 2 cửa hàng tại Hà Nội. Theo đại diện của hãng, chiến lược trong thời gian tới là mỗi năm mở 3 cửa hàng.

      "Thị trường cà phê ở Việt Nam khá đặc biệt, chỉ cần mở ra là có khách. Chưa có xứ sở nào uống nhiều cà phê như Việt Nam, do đó, đây chính là thời điểm chúng tôi bắt đầu đẩy mạnh mở thêm cửa hàng sau 5 năm có mặt tại Việt Nam", người đại diện của hãng cho hay.

      Nhiều quán cà phê ngoại ở Sài Gòn dù giá khá cao nhưng vẫn hút khách. Ảnh: SB.

      Thuộc dòng cao cấp hơn, và cũng chỉ có mặt từ 2013 nhưng tới nay Starbucks đã có 24 cửa hàng (18 tại TP HCM và 6 tại Hà Nội). Định vị thương hiệu cao cấp tiếp cận nhóm khách hàng ngoại quốc và giới văn phòng có thu nhập cao nên đồ uống của Starbucks luôn có mức giá trong nhóm cao nhất tại Việt Nam, phổ biến từ 85.000 đến trên 100.000 đồng mỗi ly.

      So với giá thuê mặt bằng đang ngày một tăng ở Việt Nam, đặc biệt là ở các trung tâm như Hà Nội, TP HCM, sự bành trướng của những thương hiệu lớn này rất đáng nể. 

      PJ’s Coffee - thương hiệu cà phê Mỹ vừa đặt chân vào Việt Nam được 4 tháng cho biết, chi phí để đầu tư một cửa hàng tại Việt Nam của họ khoảng 250.000 USD, trong đó giá thuê mặt bằng tại TP HCM gấp 2-3 lần ở New Orleans (Mỹ). Vì vậy, giá thức uống tại cửa hàng cũng đang phổ biến quanh mức 50.000-100.000 đồng một ly.

      Chia sẻ với VnExpress, ông Rick Yvanovich, nhà sáng lập và CEO Công ty TRG International – đơn vị nhượng quyền quản lý hoạt động PJ’s Coffee tại Việt Nam cho biết, ông phải mất gần 3 năm để thuyết phục hãng này chuyển nhượng mô hình chuỗi cà phê. Sở dĩ Việt Nam là điểm đến đầu tiên của thương hiệu là do thị trường nơi đây rất tiềm năng dù cạnh tranh khốc liệt. Sau 4 tháng thăm dò thị trường thì tới nay đơn vị đã mở được cửa hàng thứ 2.

      “Việc New York Dessert Café vừa phải dừng chân ở thị trường Việt Nam có thể do họ ít thay đổi, còn chúng tôi mỗi cửa hàng là một sáng tạo mới và cửa hàng sau sẽ rút kinh nghiệm từ cửa hàng trước. Điển hình là cửa hàng thứ 2 lớn hơn cửa hàng thứ nhất và cửa hàng này sẽ có học viện cà phê để khách hàng có thể trải nghiệm ngay tại đây. Cửa hàng thứ 3 dự tính sẽ có không gian riêng trồng cà phê”, Rick Yvanovich nói và cho biết, trong 5 năm công ty sẽ có 10 cửa hàng ở thị trường Việt Nam và sẽ mở rộng hơn nếu làm ăn thuận lợi.

      Không chỉ các chuỗi cà phê truyền thống, các ông lớn ngành F&B thế giới cũng không bỏ lỡ thời cơ chen chân vào thị trường đồ uống. Cụ thể, McDonald’s sau khi đã có 9 nhà hàng fastfood, đã cho ra đời tiếp hệ thống cà phê McCafé nằm ngay bên trong nhà hàng, hiện cũng khá hút khách vì giá khá mềm. Một ly cà phê truyền thống nơi đây khoảng 30.000 đồng, trong khi các loại như Espresso, Mocha, Cappuchino, Latte, Frappe có giá rẻ nhất là 25.000 đồng, đắt nhất là 80.000 đồng, tùy theo kích cỡ.

      Cũng giống McDonald’s, một loạt nhà hàng bán kèm đồ uống như Tous les Jours, Paris Baguettes, Donkin’ Donut… cũng đang không ngừng mở rộng mảng đồ uống. 

      Không chịu cảnh thị phần dần vào tay các "ông lớn" nước ngoài, một loạt thương hiệu chuỗi đồ uống trong nước đang tăng cường sự hiện diện trên thị trường. Nhưng cạnh tranh sòng phẳng phải kể đến những cái tên nổi bật như: Phúc Long, Trung Nguyên, Saigon Café...

      Chuỗi cà phê thương hiệu Việt cũng đang nỗ lực gia tăng số lượng cửa hàng để cạnh tranh sòng phẳng với các "ông lớn" quốc tế. Ảnh: Phương Đông

      Giới sành và chuộng uống cà phê, trà tại TP HCM sẽ dễ dàng nhận thấy một điều, ở đâu có Starbucks, ở đó không thiếu sự hiện diện của Phúc Long, Trung Nguyên.

      Tại khu vực khách sạn New World, quận 1, nơi Starbucks mở cửa hàng lớn và đầu tiên, Phúc Long có tới 2 cửa hàng bao quanh. Và cũng giống như cửa hàng cà phê đến từ Mỹ, hai quán cà phê này hầu như lúc nào cũng kín chỗ, đông nhất là vào buổi trưa và cuối tuần.

      "Chúng tôi không e dè các thương hiệu cà phê nước ngoài, bởi phân khúc khách hàng của chúng tôi ổn định khi nhắm đến đối tượng chính là người trẻ với chất lượng phục vụ và giá cả hợp lý", đại diện của Phúc Long tự tin.

      Mới góp mặt vào thị trường chuỗi ẩm thực từ tháng 7/2016, nhưng Saigon Café cũng chứng tỏ là một thương hiệu thuần Việt xứng tầm đối thủ với những chuỗi nhượng quyền đồ uống nổi tiếng. Trong vòng chưa đầy nửa năm, thương hiệu này đã khai trương gần 10 cửa hàng với chi phí đầu tư được tiết lộ không dưới 5 tỷ đồng cho mỗi cửa hàng, chưa bao gồm mặt bằng.

      “Tuy vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu đồ uống nổi tiếng của nước ngoài nhưng chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động thì chúng tôi đã bắt đầu có lãi. Hiện doanh thu mỗi cửa hàng trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng một tháng, sau khi trừ tất cả chi phí thì lợi nhuận ước tính dao động khoảng từ 20% đến 25%”, đại diện Saigon Café cho biết.

      Cũng theo vị này, thị trường chuỗi cà phê còn nhiều tiềm năng nhưng để phát triển bền vững thì bắt buộc mỗi thương hiệu phải chọn ra một thế mạnh của riêng mình, đồng thời đảm bảo sự đồng nhất về sản phẩm và dịch vụ giữa các cửa hàng. Phần lớn thành công của thương hiệu này là nhờ lợi thế sở hữu mặt bằng thoáng đãng tại những vị trí đắc địa trong trung tâm thành phố như phố đi bộ, đối diện nhà thờ Đức Bà, góc đường 2 mặt tiền Đồng Khởi – Tôn Đức Thắng…

      Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor, mô hình chuỗi cửa hàng cà phê tại Việt Nam đang đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 7% một năm. Trong năm 2015, ước tính cả nước có hơn 26.000 cửa hàng, trong đó số lượng hoạt động theo mô hình chuỗi chỉ chiếm 2% (tương đương khoảng 500 cửa hàng) nhưng dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong vài năm tới về cả số lượng và nâng dần tỉ lệ so với mô hình cửa hàng cà phê độc lập, chuỗi nhượng quyền thương hiệu.

      Báo cáo này cũng đưa ra những nhận định về xu hướng phát triển của mô hình chuỗi nhà hàng, cà phê. Theo đó, trong thời gian tới thì những thiết kế sáng tạo, đề cao tính hòa hợp với thiên nhiên cũng là yếu tố quan trọng quyết định thành công của các chuỗi nhà hàng, cà phê. Ngoài ra, sau khi chiếm lại thị phần từ tay các thương hiệu ngoại thì mô hình này lại tiếp tục cuộc chiến khốc liệt với mô hình ẩm thực mang đi (take away), ki-ốt đường phố áp dụng hình thức phục vụ mới dựa trên thực đơn cũ. [thumb] => uploadv2/web/84/8478/news/2017/11/03/09/23/1509700706_tt.jpg [img] => uploadv2/web/84/8478/news/2017/11/03/09/23/1509700706_tt.jpg [href] => https://hillswe.com/bung-no-chuoi-ca-phe-1-2-263377.html [view] => 466 [create_time] => 16:12:44 03-11-2017 [sort] => 0 [cat_id] => || [author] => [province_id] => Array ( ) [cookie_province] => )
    • 466

Hiển thị từ31 đến34 trên34 bản ghi - Trang số6 trên6 trang

Lên đầu trang
Gọi ngayGọi ngay
Chat FacebookChat Facebook
Chat ZaloChat Zalo